Những món đồ cần thiết khi đi câu bạn cần chú ý

Sống với nghề nào ta cũng phải sắm dụng cụ riêng mà dùng. Thí dụ: làm nghề nông phải có cày bữa, cuốc xẻng; làm nghề mộc phải sắm cưa, bào, đục; làm thợ hồ phải sắm thước, cái bay; còn sống với nghề câu dù là câu tài tử, ta cũng nên sắm đủ bộ đồ nghề dể dùng. Vì chẳng lẽ hễ thiếu thứ nào là đi mượn thứ đó? Mà chắc gì người ta đã sẵn lòng cho mượn, dù họ có thừa!

Dụng cụ đi câu gồm có các loại sau đây:

CẦN CÂU:

Câu cá, dù câu cá đồng hay cá sông đều phải sắm cần câu, trừ trường hợp câu neo.

Tùy vào từng cách câu mà ta phải dùng nhiều loại cần. Đại loại đó là: cần câu cắm, cần câu ngâm, cần câu rê, cần câu nhắp … Mỗi loại cần câu như vậy đều có hình dáng, kích thước khác nhau.

Trừ cần câu máy ra, các thứ cần câu khác, tạm gọi là cần câu tay, nếu khéo tay quý vị có thể dễ dàng làm được, khỏi phải mua tốn tiền, và chưa chắc thứ “hàng chợ” này đã làm ta vừa ý.

Cũng xin được nói thêm, nếu trong tay sở hữu được cái cần vừa ý, ta có thể dùng được lâu năm, cho đến khi hư hỏng mới thay.

Đa số cần câu tay đều làm bằng thân tre, trúc, tầm vông, mà ở vùng quê nước ta chắc chắn nơi nào cũng có, và nếu mua cũng rẻ:

– Cần câu cắm: Cần câu cắm được coi là loại cần câu có kích thước nhỏ nhất trong các loại cần, vì chỉ ngắn khoảng 80cm và nhỏ bằng ngón tay mà thôi. Tuy nhỏ nhưng cần câu cắm cũng có gốc và ngọn cần. Cần câu được làm từ những thanh tre chẻ nhỏ bằng ngón tay, sau đó vót cho tròn cạnh. Gốc cần là đầu to được vót nhọn để dễ cắm sâu xuống đất. Còn ngọn cần thì vót nhỏ lại để tạo sự mềm mại, nhờ đó mà khi cá ăn mồi tuy không giựt cần mà lưỡi câu vẫn đủ sức móc sâu vào miệng cá.

Cần câu cắm, nếu mua cũng rất rẻ. Cần được bó thành tùng bó lớn cùng kích cỡ với nhau, có sẵn nhợ và lưỡi câu.

Cần câu ngâm: cần câu ngâm còn gọi là cần câu tay, vì khi câu người thợ câu thường cầm mãi cái cần trên tay dể chờ cá tha mồi mà giựt cho kịp.

Cần câu ngâm thường dùng vào việc câu các loại cá đồng như rô, sặt, trê, chốt và cá tràu (lóc nhỏ)… Các loại cá đồng này nhỏ con, lại thường ăn mồi bạo vì chúng đi theo bầy nên có khi… móc mồi không hở tay!

Cần câu ngâm có chiều dài từ 1.5m đến 2m làm bằng thân cây trúc già hoặc cành tre suôn. Gốc cần chỉ cần to bằng ngón tay cái, và ngọn cần càng oặt dịu càng tốt. Với loại cần này nếu mua cũng rẻ nhưng không nên sắm nhiều, vì mỗi lần đi câu ta chỉ cần vác theo một hai cần là đủ.

Cần câu nhắp: Câu loại cá lớn trong đồng như cá lóc, cá bông (lóc bông) ta phải sử dụng đến cần câu nhắp. Do những loại cá lớn này sống trong những ruộng sâu, ao lớn, bàu, đìa ruộng năm ba sào đất nên cần câu nhắp phải có độ dài từ năm sáu mét hoặc hơn. Mặt khác, như quý vị đã biết, giống cá lóc tuy lớn con nhưng tính nhát nên ban ngày chúng không sống gần bờ, mà kiếm ăn xa bờ. Chỉ có ban đêm yên tĩnh chúng mới men theo bờ để kiếm mồi và tìm chỗ ngủ. Vì vậy, ta phải cần có cái cần đủ độ dài để nhắp cục mồi đên tận miệng chúng.

Cần câu nhắp thường được chọn từ các cây tầm vông (loại nhỏ) hay phần đọt của cây tre già. Nó cần phải đủ độ dài, gốc cần phải cầm vừa tay lại không quá nặng. Tất nhiên, dù cần to và dài nhưng ngọn cần cũng phải thon vót, đủ độ mềm mại mới được.

Do những yêu cầu đó nên ra vườn tìm cho được cái cần câu nhắp vừa ý thường không phải là việc dễ dàng. Giữa “rừng” tầm vông cả trăm cây không dễ chọn ra được một cây nhỏ nhắn, thẳng thớm, và đủ độ già. Tre cũng chọn theo cách này, sau đó phải róc sạch các mắt cho trơn tru, và nếu cần ta còn phải uốn cần cho ngay ngắn, thẳng thớm mới vừa ý.

– Cần câu rê: Câu rê cũng là cách câu cá lóc, cá bông, cá có độ cân nặng từ nửa kí đến năm, sáu kí.

Cần câu rê cũng làm từ cây tầm vông, nhưng có điều khác là than cần dài hơn một vài mét, và cuối gốc cần phải gắn thêm một cái nạng bằng gỗ, như cái nạng ná giàn thun vậy.

Do cần câu rê to, dài và nặng nên khi câu, người thợ câu phải tì cái nạng này lên phía trên đầu gối của mình, nhờ đó tay cầm cần mới đỡ mỏi. Đồng thời nhờ vào điểm tựa này mà việc rê cần qua lại trên luồng câu sẽ vừa nhẹ nhàng vừa tạo sự tự nhiên hơn, đánh lùa được tính dè dặt, nghi ngờ vốn có của loài cá lóc.

Quí vị cũng biết, cá lóc rất đa nghi, bình thường nó di chuyển rất chậm chạp, vì phải quan sát và theo dõi những động tĩnh chung quanh. Khi gặp nguy, cá lóc xé nước chạy như tên bắn không dễ gì bắt được. Vì vậy, nếu thấy cục mồi rê “nhảy múa” trước mắt chúng một cách không được tự nhiên, thì dù bụng có đói meo chúng cũng cố nhịn chứ không chịu phóng tới táp mồi. Chính vì vậy, cái nạng gắn ở gốc cần câu rê là thứ không thể thiếu được trong cách câu này.

Cần câu nhắp và cần câu rê ít khi thấy bán ngoài thị trường. Nhưng theo tâm lý chung, với người câu nhắp câu rê chuyên nghiệp, không mấy ai lại nghĩ đến chuyện bỏ tiền ra mua, mà tự mình cố tìm cho được cái cần vừa ý mà dùng, dù biết trước điều này sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Khi đã có cái cần vữa ý trong tay, nhiều người coi như vật vô giá, nhất là khi cái cần tẩm ngấm mồ hôi lâu năm lên nước bóng ngời.

– Cần câu máy: cần câu máy dùng câu cá lớn sống trong các ao hồ, đầm bàu có diện tích rộng và sâu. Câu sông, câu biển, người ta cũng dùng đến cần câu máy.

Xưa nay, chưa ai trong nước ta tự chế ra cần câu máy để dùng, mà tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ câu cá. ở đây sẵn có các loại cần ngoại nhập từ nhiều nước như Pháp, Mỹ, Nhật, Úc, Trung Quốc, Canada… với các hãng nổi tiếng như Penn, Pioneer, Berkley… sản xuất, với giá cả cũng không đắt lắm, tùy loại mà có giá từ 500 ngàn đồng đến ba triệu đồng một cần.

Đó là giá của cần câu. Thêm cái máy câu để gắn theo cần lại phải trả thêm một số tiền gần bằng như vậy nữa.

Máy câu hiện bán trên thị trường cũng do nhiều nước chế tạo ra như Pháp, Mỹ (công nghệ Mỹ sản xuất tại Cananda), Trung Quốc, Đài Loan; nhà sản xuất là Abu Garcia, Daiwa, Shimano, Pioneer; giá từ một triệu đến ba triệu đồng tùy theo chất lượng.

Cần câu máy có nhiều kích cỡ dài ngắn khác nhau, từ 2m đến hơn 4m. Tuy dài như vậy nhưng khi di chuyển đường xa lại có cách làm ‘thun’ một cách khá gọn gàng. Do thân cần câu có nhiều lóng, lóng ở phần gốc lớn nhất và các lóng hướng về phần ngọn cần nhỏ dần, nên khi làm ‘thun’ lại thì ‘lóng’ nhỏ lồng vào ‘lóng’ lớn, giống như cây ăng ten của cái máy thu thanh vậy.

Sử dụng cần câu máy có điều lợi là câu không phí sức nhiều, lại có thể quăng cục mồi ra xa tận giữa sông, có thể cách bờ đến vài ba mươi mét hoặc xa hơn. ơ độ xa và nước sâu này là nơi kiếm mồi cua các loài cá lớn như cá mề, tra, dứa, thác lác, bông lao … Có con nặng hơn mười kí.

NHỢ CÂU:

Xưa, câu cá đồng, ông bà mình dùng sợi dây hoặc chỉ tơ tằm, chỉ vải gấp hai ba sợi rồi ra sức xoe lại thành sợi to đủ bền để câu cá rô, tràu, trê, chép … Chỉ đó tuy vẫn bền nhưng do ngâm vào nước lâu ngày nên dễ bị mục.

Ngày nay, giới đi câu không còn phải bận tâm về việc đó nữa, vì ngoài thị trường lúc nào cũng bán sẵn nhiều loại nhợ lớn nhỏ ngoại nhập, và mua sợi dài ngắn bao nhiêu cũng có cả. Mua cả cuộn một hai trăm mét cũng có, mà muốn mua lẻ năm mười mét cũng có.

Nhợ câu hiện bán trên thị trường đến từ nhiều nước Âu, Á có đủ; với các hãng sản xuất quen thuộc như Stren, Pline, Suíìx, Yo Zuri, Akamoto … Có đủ số từ 30 đến 50, giá cả khoảng từ 30 ngàn đến 40 ngàn cuộn l00m.

LƯỠI CÂU:

Cá đồng, cá sông có nhiều cỡ lớn nhỏ nên lưỡi câu cũng vậy. Vì muốn câu loại cá nào ta phải dùng lưỡi câu thích hợp mới câu được nó, không ai đi câu cá rô mà lại dùng lưỡi câu cá lóc bao giờ.

Ngày trước, lưỡi câu được uốn theo cách thủ công, túc uốn từng cái một với các dụng cụ thô sơ như kềm, giũa … Thời đó lưỡi cưa dù nhỏ hay lớn đều được uốn bằng thau, về sau mới uốn bằng thép.

Ngày nay, lưỡi câu các loại được nhập về bán rất nhiều ngoài thị trường, nên việc uốn lưỡi theo cách thủ công đã lỗi thời. Trừ trường hợp những tay câu cá chuyên nghiệp, với kinh nghiệm lâu năm trong nghề của mình họ vẫn thích tự uốn lưỡi câu mà dùng, vì tin rằng nó sẽ nhạy hơn.

Như quý vị đã biết lưỡi câu có độ nhạy nhiều hay nhạy ít là nhờ vào cái ‘giọng’ của nó. Thường lưỡi câu có hai dạng “giọng”:

Dạng “giọng” thấp câu rất nhạy, vì cá chỉ cần ngậm sơ vào miếng mồi một chút, tuy cần chưa giật nhưng lưỡi đã dính mép nó rồi.

Dạng “giọng” cao câu không được nhạy, chỉ khi cá quá tham, táp hết mồi nó mới dễ dính lưỡi câu.

Có điều với lưỡi câu “giọng” thấp, tuy rất nhạy nhưng cá dễ sẩy khi nó giẫy mạnh. Ngược lại, với lưỡi câu “giọng” cao tuy kém nhạy, nhưng khi cá đã dính lưỡi thì nó càng giẫy thì lưỡi càng lún sâu hơn vào mép nên cá khó thoát thân.

 

Ngày nay, các cửa hàng bán dụng cụ câu cá ở khắp các tỉnh thành trong nước đều có bán nhiều loại lưỡi câu ngoại nhập, với đủ các loại kích cỡ khác nhau. Các lưỡi mang nhãn hiệu Kantuki Chinu, Carbop Hook … được nhiều người ưa chuộng. Giá cả cũng tương đối mềm, có loại bịch 5 lưới khoảng 5 ngàn đồng, cũng có bịch giá đến 20 ngàn đồng.

Với loại lưỡi lớn dùng câu nhắp, câu rê cá lóc hay cá lóc bông thì phần tóm nhợ người ta uốn một vòng tròn nhỏ vừa có chỗ để tóm nhợ câu vừa gài cọng cỏ ống từ đó đến phía mũi lưỡi, để khi rê hoặc nhắp cần, lưỡi câu sẽ không bị vướng vào cỏ, vào lúa… Chỉ khi cá đớp mồi thì đoạn cỏ ống mới tự động bung ra để mũi nhọn của lưỡi ghim sâu vào mép cá.

Với lưỡi nhỏ để câu cá đồng như rô, chép, sặt… phần tóm lưỡi câu chỉ cần đập dẹp một khúc là được.

H.1: Con nhái dùng làm mồi

H.2: Cọng cỏ ống

H.3: Móc nhái vào lưỡi câu có gài cọng cỏ để khi nháp hoặc rê mồi đã có độ lãi trơn tuột dể lưỡi câu không bi vướng vào cỏ.

Lưỡi câu mua về tuy đúc từ một khuôn, nhưng không phải cái nào cũng có độ nhạy bén như nhau. Vì vậy, nếu có trong tay những cái lưỡi câu quá nhạy, hễ cá ăn mồi là dính, người ta thường quý vô cùng. Sau mỗi buổi đi câu về, các lưỡi đó sẽ được tháo ra để cạo rửa cho sạch trước khi cất vào hộp để dùng vào lần đi câu sau.

CHÌ CÂU:

Trong việc câu cá, cục chì câu đóng vai trò quan trọng. Nó trì kéo cục mồi chìm sâu xuống nước với khoảng cách cạn, sâu ở mức mà mình mong muốn. Như câu tầng đáy thì cục chì giữ cục mồi nằm gần sát đáy, còn muốn câu ở tầng giữa thì điều chỉnh cục chì sao cho giữ được cục mồi nằm lơ lửng, nhờ đó cá mới dễ trông thấy miếng mồi mà đến ăn.

Vì vậy, nếu câu cá mà không có cục chì thì cục mồi sẽ bị lực nước đẩy lên cao, hoặc trôi theo dòng chảy nên mồi khó đến miệng cá.

Chì câu thường có nhiều kích cỡ, với hình dạng khác nhau (xem hình). Câu cá nhỏ thì dùng cục chì nhỏ bằng hột lúa (nhẹ), còn câu cá lớn thì dùng cục chì lớn (nặng) to như ngón chân cái hoặc hơn.

Nói cách khác, chì câu cá có nhiều loại: nhỏ nhất khoảng một gr, và lớn nhất từ 200gr đến 300gr tương đương với các con số từ 1 đến 300.

Câu cá đồng, túy theo giống lớn nhỏ mà ta dùng loại chì từ số 1 đến số 5. Câu cá trong ao hồ, ta có thể dùng chì từ số 50 đế số 70. Câu sông thì nên dùng loại chì 120 đến 150.

Riêng câu cắm và câu cá sặt ta khỏi cần dùng chì.

Đi câu, cục chì cũng thường dễ bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong dó thường gặp là chì bị vướng vào các chướng ngại vật nằm đâu dó dưới các bãi câu. Do đó, mỗi lần chuẩn bị đi câu quí vị nên nhớ mang theo thêm năm ba cục chì để khi gặp rủi ro đã có sẵn mà câu tiếp.

PHAO:

Câu cá cần dùng đến cái phao. Phao là vật xốp nhẹ nổi lều bều trên mặt nước, được gắn vào sợi nhợ câu. Chỉ riêng câu cắm, câu nhắp, câu rê mới không cần đến cái phao. Khi câu sông, nhiều người cũng không cần đến nó.

Bình thường thì phao nằm im lìm trên mặt nước, chỉ khi cá đến ăn mồi thì nó mới động đậy.

Với người có kinh nghiệm lâu năm thì họ chỉ cần thấy sự chuyển động của cái phao là biết được con cá bên dưới đang rỉa, hoặc mới ngậm sơ sơ hay đã táp gọn mồi. Họ cũng đón được con cá đó là lớn hay bé. và họ cũng tùy theo sự chuyển động của cái phao ra sao như nhấp nhẹ lên xuống, hoặc bị kéo trượt dài một quãng, hay chìm nhanh một cách đột ngột mà giật cần đúng lúc để tóm con cá đó cho bằng dược!

Chúng tôi còn nhớ khoảng nám sáu mươi năm trở về trước, hễ sắp đến mùa câu là anh em chúng bạn rủ nhau ra ruộng lấy cờ cây bắp đem phơi thật khô, sau đó dùng dao bén chặt ra từng khúc nhỏ mà làm phao dùng dần … Còn ngày nay, muốn đi câu thì cứ ghé vào các cửa hàng bán dụng cụ câu cá để mua các loại phao bằng ni lông, to có nhỏ có và màu sắc cũng đa dạng, nên rất tiện lợi.

Đi câu thường bị đứt nhợ, mất lưỡi câu, mất mồi, nhưng cái phao thì hiếm khi phải thay. Do đó, mua nhiều cũng phí.

GIỎ ĐỰNG CÁ:

Có lẽ trên đời này không ai đi câu lại quên mang theo cái giỏ đựng cá, vì rằng hễ vác cần di câu thì ai cũng hy vọng sẽ được gặp may. Cá câu được con nào là bỏ vô giỏ đựng ngay, và mong giữ chúng sống lâu, ít ra là cũng về đến tận nhà.

Giỏ cá, còn gọi là cái ‘oi’, mẫu mã xưa nay không hề thay đổi. Nó có hình dạng cái bầu rượu, nhưng miệng giỏ thì loe ra, và nắp đậy là cái hom để cá rộng ở trong có muốn ra cũng không cách nào chui ra được. Loại giỏ cá đan bằng tre này đến tận ngày nay vẫn còn có người dùng, vì ta thấy tại nhiều cửa hàng dụng cụ câu cá còn bầy bán rất nhiều. Nhưng với người đi câu thời nay, đa số họ muốn tự chế ra nhiều kiểu giỏ cá theo ý thích của mình, vật đựng có thể vẫn đan bằng tre hay lưới kẽm, hoặc tận dụng cái thùng sơn, cái túi may bằng lưới ni lông … Nếu dụng cụ đó không chứa được chút nước để rộng cá thì thỉnh thoảng họ nhúng nó xuống nước để tránh cho cá câu được khỏi chết khô.

Với người đi câu rê, câu nhắp, thường họ không cần mang theo giỏ đựng cá. Vì cá câu là cá lóc lớn nên khi câu được họ dùng sợi lạt xỏ mang rồi máng tạm vào đâu đó là được rồi.

LON ĐỰNG MỒI:

Đi câu phải có cái lon đựng mồi câu. Thứ này ta có thể tự chế lấy mà dùng. Điều yêu cầu là lon đựng mồi phải có nắp đậy để mồi sống như trùn, dế… dựng bên trong không thể thoát ra, ma kiến bên ngoài cũng không có cách để chui vào. Lon đựng mồi lớn hay nhỏ là tùy vào số lượng mồi cần đem theo câu nhiều hay ít, thời gian đi câu lâu hay mau.

Nên đem mồi thừa với số lượng cần dùng, vì nếu lỡ thiếu nửa chừng coi như buổi câu mất cả thú vị. việc đi mượn người ta mồi câu là chuyên… cực chẳng đã, và chắc gì người ta đã thuận tình. Đó là chưa nói mồi mình cần dùng chắc gì đã giống với thứ mồi của người bạn câu đang có.

HỘP ĐỰNG LƯỠI CÂU:

Ai đi câu cũng phải sắm nhiều lưỡi câu để dùng dần, lưỡi câu vốn được làm bằng thép, dễ bị sét, vì vậy phải có hộp đựng riêng. Nhiều người cẩn thận, mỗi lần đi câu về họ đều tháo lưỡi ra, cọ rửa kỹ, lau khô rồi mới cất vào hộp.

Đi câu thường bị mất lưỡi câu. Đây là điều không ai muốn, nhưng ít khi tránh khỏi. Có hai nguyên nhân chính khiến lưới câu bị mất: một là lưới bị vướng vào các chướng ngại ngầm ở dưới nước, hai là do cá cắn dứt nhợ và nuốt lưỡi câu vào bụng.

Trong các cách câu thì câu cắm hay bị mất nhiều lưỡi nhất, cũng vì hai nguyên nhân trên. Câu cắm thì ai cũng câu nhiều cần, khi gặp cá lớn ăn mồi quẫy mạnh, nó tha luôn cả cần lẫn lưỡi mà đi.

Đi câu nửa chừng mà bị mất lưỡi câu, lại quên không đem theo lưỡi dự trữ để câu tiếp thì quả là … mất vui. Vậy tốt hơn hết, dù đi câu theo cách tài tử hay chuyên nghiệp ta cũng nhớ đem theo hộp đựng lưỡi câu để lúc nào cũng có sẵn mà dùng.

NHỮNG LOẠI MỒI CÂU CÁ:

Câu cá phải dùng mồi, mồi là một trong những yêu tố quan trọng của nghề câu cá. Mồi câu cá có nhiều loại, có thứ tự tìm kiếm được, có thứ phải mua, nhưng thường không đắt lắm.

Mỗi loại cá đều thích ăn một số mồi nào đó và không mặn mà lắm với các thứ mồi khác, trừ trường hợp nó quá đói. Với người có nhiều kinh nghiệm trong nghề câu họ rất rành rẽ về việc cá nào thích ăn mồi nào, và điều đó đã góp phần vào thành tích câu cá của họ. Cũng vì biết quá rõ đặc tính của cá nên hễ họ vác cần ra đi thì khi về lần nào cá cũng đầy oi.

Mồi cá có 3 loại: mồi thực vật, mồi động vật và mồi pha chế.

Mồi thực vật: Có một ít giống cá chỉ thích ăn mồi thực vật. Loại mồi này trong môi trường sống của chúng ta có rất nhiều, như các loại rong rêu, cỏ lá mọc hoang dưới nước, trái cây mắm mọc ở ven sông khi chín rơi xuống nước, như chuối chín, dừa khô, cám rang … Các giống cá như trắm cỏ, mè vinh, dứa, thiều, ngát … đều khoái khẩu với mồi thực vật. Người ta thường dùng chuối chín, khoai lang luộc, bông lúa, bông cỏ, trái cây mắm chín để làm mồi câu các loại cá này.

Mồi động vật: Mồi động vật là loại mồi thích khẩu của đa số giống cá đồng, cá sông. Mồi động vật không hiếm như cá con, tôm tép, trùn, hà, trứng kiến, dế, gián, nhái bén, thằn lằn, cào cào, trứng ong, nhộng ong, ruột gà vịt…

Mồi pha chế: Mồi pha chế là thứ mồi được tẩm ướp và trộn lộn nhiều thứ với nhau, động vật có thực vật có, theo công thức riêng của từng người để có mùi vị đặc trưng mà nhiều giống cá rất thích ăn. Loại mồi này có thể làm mồi nhử hoặc móc vào lưỡi câu trực tiếp.

Thứ mồi pha chế này mỗi người có một cách riêng, thậm chí mỗi nước cũng có những thứ mồi riêng, như Tây có cách của Tây, Tàu có cách của Tàu, và tất nhiên ta cũng có cách của ta.

Theo chúng tôi được biết, loại mồi pha chế này, hiện trên thế giới đã có hơn hai trám ‘món’ dược cho là “khoái khẩu” của các loại cá.

Sỡ dĩ những tay câu chuyên nghiệp có sáng ý pha chế loại mồi này vì kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã cho họ biết hầu hết các loài thủy tộc đều thích ăn mồi thịt thối, thịt rữa cả. Thực tế cho thấy những con vật chết sình như trâu bò, heo chó chết trôi đâu đó dưới ruộng, dưới sông là có vô số tôm cá, cua, ốc đến bu quanh để cô’ tranh nhau rỉa thịt vì sợ… mất phần!

Chính mùi hôi thối của xác chết đã theo dòng nước lan tỏa ra một vùng rộng lớn đã giúp các loài thủy tộc quanh đó dễ dàng đánh hơi được rồi lần mò tìm đến.

Mồi pha chế cũng dựa theo những… mùi khó ngửi đó mà chế biến ra để câu cá:

MỒI TRỨNG KIỀN:

Trong các loại mồi câu cá, trứng kiến thường hiếm, nếu mua cũng phải trả giá đắt.

Thường trong các vườn cây ăn trái như cam quýt, bưởi, chôm chôm … đều có kiên vàng đến ở và làm tổ trên cây. Tổ kiến là những lá cây trên cành được bầy kiến làm cho túm lại trông như cái lồng đèn làm vỏ tổ bên ngoài, còn bên trong là nơi đẻ trứng và chỗ ở của bầy kiến con sau này.

Muốn lấy trứng kiến trong tổ kiến, người ta phải dùng cái vợt hình phễu may bằng vải mùng rồi treo vào đầu một cây sào dài chững bốn năm mét. Chỉ cần đưa cây sào lên, đầu sào đụng vào tổ kiến rung nhẹ thì tất cả trúng kiến cùng kiến non, kiến già trong đó đều rơi vào vợt cả. Không ai có can đảm trèo lên cây để mang tổ kiến đem về, vì khi bị động, tất cả kiến trong tổ đều tháo chạy ra ngoài, bu lại tấn công người đã dám leo lên cây phá tổ chúng. Nọc kiến tuy không độc bằng nọc ong, không đến nỗi làm ta chết nhưng cũng gây đau nhức đến mấy ngày.

Một tổ kiến như vậy chỉ thu được chừng một lon vun sữa bờ trứng kiến. Vì vậy, người ta mới bán trứng kiên bằng cách đong từng chung nhỏ.

Trứng kiến và cả những con non đều dùng làm mồi câu cá rất nhạy. Gần như tất cả các giống cá đều thích ăn mồi trứng kiến. Nhưng vì lý do trứng kiến vừa hiếm vừa đắt, hơn nữa dồn cục to để câu cá lớn thì lại mau rã dưới nước, nên trúng kiến chỉ dùng làm mồi câu cá rô, cá sặt và làm mồi nhử để câu cá trê mà thôi.

Nếu câu cá sặt thì mỗi lưỡi câu chỉ móc một trứng kiến là đủ, vì lưỡi câu cá sặt rất nhỏ (nhỏ nhất) mà miệng cá sặt cũng … không to.

Nếu câu cá rô, do lưỡi câu to nên mỗi lần móc mồi phải nhón một nhúm trứng kiến bằng hai ngón tay cái và trỏ, sau đó bóp nhẹ vào lưới câu cho trứng kiến bể tạo ra chất dính bám chặt vào lưỡi câu. Chân các kiến non cũng như những đoạn tơ nhỏ cũng giúp quấn chặt vào lưỡi câu thành ra cục mồi bền chắc. Tuy vậy, mồi trứng kiến mà ngâm trong nước quá lâu sẽ tự động rã dần ra, nhất là khi cá con bu đến rỉa mồi.

Do đó, khi câu cá bằng mồi trứng kiến, ta nên thả mồi xuống nước một cách nhẹ nhàng, và cố để cục mồi yên vị một chỗ mà chờ cá đến.

MỒI TRÙN:

Trùn dùng làm mồi câu cá rất nhạy, chỉ thua trứng kiến mà thôi. Trùn có mùi rất tanh phù hợp với khẩu vị của tất cả các loại cá đồng và cả cá sông. Những loại trùn sau đây đều dùng làm mồi câu tốt cả:

– Trùn đất: Sống nhiều trong đất vườn, đất ruộng, nơi bờ bụi, các vùng ẩm thấp hoặc nơi có nhiều rác rên. Trùn đất thân nhỏ nên thường làm mồi câu các loại cá nhỏ như cá rô, cá bống kèo, bống dừa. Nếu trùn lớn chỉ cần ngắt nữa con là làm được mồi câu. Trùn đất thịt dai, mồi ngâm trong nước được lâu, nhưng nếu ngâm trong nước lâu quá sẽ mất hết mùi tanh không còn hấp dẫn được cá.

Trùn huyết: Trùn huyết còn có tên khác là trùn cơm, làm mồi câu cá nhạy hơn cả trùn đất, vì nó tiết ra chất béo và tanh. Có điều thịt trùn huyết rất bớ, bị cá rỉa một hai cái là rã ra cả. Vì vậy, câu cá bằng mồi trùn huyết ta phải móc cục mồi hơi to một chút.

Trùn hổ: Trùn hổ rất lớn con, có con to bằng ngón tay út và dài đến 30cm. Chúng sống nhiều ở bờ đê, bờ ruộng. Thịt trùn hổ dai và đặc biệt có mùi rất tanh. Mồi trùn hổ thường được dùng để câu cá lóc, cá trê. Khi làm mồi phải ngắt thân trùn ra thành từng khúc ngắn, đủ để vừa che kín mũi nhọn của lưỡi câu là được.

MỒI HÀ:

Hà là loại trùn sống dọc bên bờ sông, trông giống như con rít. Mồi hà bở hơn mồi trùn nhưng câu cá lại nhạy hơn. Muốn có hà làm mồi câu, ta chờ nước ròng rồi dùng con dao cùn đào dọc ven sông xuống chừng một gang tay sẽ gặp. Mồi hà có bán tại các cửa hàng bán đụng cụ đi câu, đựng trong lon như trùn vậy.

MỒI GIÁN CÁNH:

Mồi gián cánh là thứ mồi thích khẩu của các giống cá sông như bông lao, cá dứa, cá vồ đém, cá lăng … Gián cánh khi làm mồi để sống và móc vào lưỡi câu khoảng bốn năm con mới được.

MỒI DẾ:

Dế cơm, dế mèn dùng làm mồi câu cá trê, cá lóc. Dế cơm làm mồi câu phải ngắt bỏ đầu và chân, chỉ sử dụng phần ức và bụng. Còn dế mèn là mồi thì dùng dế lột, cánh mới lú ra. Với dế lớn nên ngắt bỏ đôi chân sau và đốt cánh để tạo mùi thơm hấp đẫn cho cá.

MỒI TÔM TÉP:

Dùng thịt tôm bạc, tôm thẻ, tôm sú để làm mồi câu cá sau khi lột bỏ vỏ và đầu tôm. Mồi thịt tôm dùng câu cá nhạy hơn cả mồi trùn. Đầu tôm lột vỏ và ngắt bở cái gai nhọn dùng làm mồi câu cá chép rất tốt. Chất béo ngậy của gạch tôm khi xuống nước sẽ loang nhanh ra, cá chép quanh vùng sẽ nhận biết và hăm hở đến ăn mồi.

MỒI NHÁI, THẰN LẰN:

Nhái bén và thằn lằn để nguyên con làm mồi câu nhắp, câu rê cá lóc bông rất nhạy, vì những con vật này là món ưa thích khẩu của cá lóc. Những lúc thiếu mồi câu cá rô, cá chốt, cá trê … ta có thể dùng thịt nhái để làm mồi cũng tốt.

MỒI CÀO CÀO:

Cào cào, châu chấu làm mồi câu cá rô rất nhạy. Với cào cào nhở khi làm mồi nên ngắt bỏ đôi chân sau, còn cào cào lớn thì chỉ dùng phần ức và bụng.

MỒI CÁM RANG:

Cám gạo rang lên cho thơm và đem ủ ngay vào bọc giẻ cho nóng, ủ như vậy trong vài giờ cám sẽ có mùi thơm hơn. Sau đó, tại mỗi chỗ buông cần câu ngâm ta bỏ xuống nước một bọc cám như vậy để làm mồi nhử. Mùi thơm của bọc cám sẽ lan tỏa nhanh trong nước một vùng rộng, khiến cá chung quanh đánh hơi được và tranh nhau đi đến chỗ mồi câu, giúp người đi câu có dịp giật cần thỏa thích. Mồi nhử làm bằng cám rang không tốn kém bao nhiêu, trong khi công hiệu không thua gì trứng kiến.

MỒI RUỘT GÀ VỊT:

Các loại cá đồng như rô, trê, ngạnh, chạch và cả cá lóc cũng thích ăn mồi ruột gà, vịt. Cá sông như bông lao, cá thiều, cá tra câu với mồi này cũng nhạy. Tùy vào loại cá lớn nhỏ mà ta cắt khúc ruột gà vịt dài hay ngắn mà làm mồi câu. Ruột gà vịt nên dùng trong ngày.

MỒI PHA CHẾ VÓI TIM BÒ:

Mua nửa kí tim bò (hay tim heo) và nửa gram cá đuối băm thật nhuyễn, sau đó trộn đều với một muỗng beurre. Tất cả mớ tim gan băm này cho hết vào chai keo lớn đậy nắp kỹ trong ba tuần. Sau đó lấy bông gòn cắt miếng hình chữ nhật cỡ 3 cm x 5 cm và dày 1,5 cm rồi sắp từng lớp vào chai keo, đậy nắp kỹ thêm ba tuần nữa, lúc này thì các miếng bông gòn được tẩm kỹ lấy ra làm mồi câu cá được. Thứ mồi pha chế này dùng câu các loại cá sông rất nhạy. Mỗi lần câu, chỉ móc vào lưỡi một miếng bông gòn đã tẩm là đủ. Sau khi câu xong một con cá thì miếng mồi đó phải bỏ đi mà thay vào mồi mới để câu tiếp. Mồi bông gòn tẩm thả xuống nước sẽ nổi màng lan tỏa mùi thối và béo ra một vùng sông rộng. Khi cá trong vùng đánh hơi dược thì vội vã lội ngược dòng nước tiến tới cục mồi mà ăn.

MỒI PHA CHẾ BẰNG TRỨNG VỊT:

Vật liệu là 5 cái trứng vịt thối (để sống đập bể vỏ), hai muỗng canh nước mắm ngon, ba muỗng canh nước lã. Tất cả trộn đề rồi cho vào chai keo đậy nắp kính, ủ suốt ba tuần cho dậy mùi, bông gòn cắt theo kích cỡ mà quí vị đã biết sắp từng lớp vô chai để ngấm nước thối đó thêm ba tuần nữa mới lấy dần ra làm mồi câu.

MỒI PHA CHẾ TÔM TÉP:

Một kí cám gạo đem rang cho thơm rồi để nguội. Sau trộm cám chung với nửa ký tôm sú hay tôm thẻ. Tất cả trút hết vô chai keo đậy nắp kỹ ủ chừng một buổi đã đủ dậy mùi thơm là có thể đem ra làm mồi câu cá được. Thứ mồi này ủ mau và dùng cũng không được lâu, trong một hai ngày mà thôi.

MỒI PHA CHẾ MỐI CÁNH:

Cho vô chai keo chừng vài ba nắm to mối cánh rồi đậy nắp kỹ ủ chững một tuần cho dậy mủi thối. Sau đó cắt bông gòn thành miếng theo kích cỡ đã nói ớ trên, bỏ vô chai keo trộn đều mồi ủ tiếp thêm vài ba ngày nữa cho thật ngấm mới dùng làm mồi câu cá. Thứ mồi này câu cá sông rất nhạy.

Xin lưu ý, mỗi miếng mồi bông gòn chỉ làm mồi câu một lần rồi bỏ, vì nó đã phai hết mùi tẩm. Thế nhưng, những miếng bông gòn dùng một lần, có thể vắt cho ráo nước rồi cho vào chai mối cánh ủ tiếp để làm mồi lần sau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *