Hiển thị tất cả 6 kết quả

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1)
80.00095.000
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1)
80.00095.000
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1)
80.00095.000
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1)
120.000
Được xếp hạng 4.67 5 sao
(3)
150.000

Bên cạnh máy câu và cần câu thì lưỡi câu lục cũng đóng vai trò quan trọng được nhiều cần thủ quan tâm để đạt được chuyến đi câu hiệu quả.

Tìm hiểu cách chọn lưỡi câu lục phù hợp

Lục được chia ra làm nhiều cỡ và được phân theo số như lục: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12,… Tại sao lại có những cỡ như vậy là họ dựa trên độ dày của thép sử dụng để làm lưỡi của 1 bộ lục. Chì của bộ lục thông thường cũng có số và có độ nặng tính bằng Gram cùng với số của cỡ lục.

Số lưỡi câu trên lưỡi câu lục

  • Lưỡi số 6 (lục truyền thống), lưỡi số 8 (8lưỡi): bám cá tốt, khó bong, cản nước cao.
  • Lưỡi tứ (4 lưỡi): số lưỡi đóng cá thường chỉ 1 hoặc 2, ít cản nước.
  • Lưỡi tam (3 lưỡi): số lưỡi đóng cá thường chỉ 1 hoặc 2, ít cản nước nhưng nhìn sẽ không cân như lưỡi tứ.

Nguyên tắc chung khi chọn lưỡi câu lục

  1. Câu xa hay gần: Xa lưỡi cỡ to chống lật, gần lưỡi nhỏ.
  2. Câu nông hay sâu: Nông lưỡi cỡ nhỏ – chì nhỏ – tay dài, sâu vừa lưỡi to – chì to –  tay ngắn, sâu quá lưỡi tứ cỡ to – chì to – tay ngắn.
  3. Nước trong dùng lưỡi nhỏ, nước đục dùng lưỡi to.
  4. Cá to dùng lưỡi to, cá bé dùng lưỡi bé.

Nguyên tắc chọn lưỡi lục theo loại cá

  1. Câu Cá chép: Đầu cần: lưỡi nhỏ số 5 – 6; chì thấp, nhẹ.
  2. Xa bờ: lưỡi trung số 8-12, lưỡi săn hàng, chì nặng – hình trụ cao để chống lật.
  3. Câu Cá Trắm đen:  luôn dùng các loại lưỡi cỡ to nhất, lưỡi săn hàng, cứng nhất, chì to nhất, câu xa nhất.
  4. Câu Cá Mè / cá Trôi: lưỡi to, chì to nặng, phao to nặng để cho phép đoạn đường lưỡi lên thẳng dài nhất.
  5. Câu Rô Phi: Câu gần dùng lưỡi lục số 5 – 7, câu xa và trung dùng lưỡi lục số 8 10
  6. Câu Trắm Cỏ: dùng lưỡi cỡ trung số 10 – 12, khỏe và cứng.
  7. Câu Trê Lai: dùng cỡ lưỡi trung số 8 – 10 (thường câu gần bờ, ăn đáy)